Các doanh nghiệp muốn phát triển tốt hơn trên thị trường, cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ thì việc xây dựng các chiến dịch truyền thông thương hiệu là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần nắm được ý nghĩa cũng như cách thức cụ thể để xây dựng thành công chiến lược truyền thông thương hiệu. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là một quá trình phủ sóng, quảng bá để mang thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn, tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn. Đây còn là quá trình mà doanh nghiệp mang các sản phẩm, dịch vụ của mình giới thiệu rộng rãi với khách hàng.
Bởi trong giai đoạn mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, việc chủ động quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp tạo niềm tin tốt với khách hàng của mình. Đây chính là cơ sở để khách hàng có thể đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn, rút ngắn quá trình mua hàng cũng tăng gia tăng cơ hội giữ chân khách hàng mới.
Các hình thức truyền thông thương hiệu
Kinh doanh trong thời buổi chuyển đổi số như hiện nay, việc xây dựng vị thế và uy tín doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Với những thông tin tích cực liên tục về thương hiệu cũng như các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ có thể tạo niềm tin lớn với khách hàng của mình.
Hiện nay có 2 hình thức truyền thông thương hiệu là truyền thông trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể như sau:
Truyền thông trực tiếp
Đây là hình thức mà doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu trực tiếp với khách hàng của mình. Bằng cách đưa đội ngũ của mình tiếp xúc và giới thiệu trực tiếp với khách hàng của các điểm bán. Việc tạo sự chú ý ở các địa điểm đông đúc sẽ giúp khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Đây là hình thức truyền thông chủ động đòi hỏi thời gian và nhân lực lớn từ phía doanh nghiệp nhưng sẽ mang lại hiệu quả thuyết phục cao.
Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp sẽ bao gồm các hình thức truyền tải thông tin hiện đại đến với khách hàng thông qua sách báo, quảng cáo, video… ở các nền tảng phổ biến hàng đầu. Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, hình thức truyền thông này sẽ có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt nhưng hình thức truyền thông gián tiếp không cho phép doanh nghiệp nắm được cảm nhận và phản hồi của khách hàng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp nên sử dụng cả 2 hình thức truyền thông thương hiệu trực tiếp lẫn gián tiếp.
Cách xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu
Để có thể xây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần lên kế hoạch và thực hiện từng bước cụ thể.
Xác định mục tiêu truyền thông
Xác định mục tiêu truyền thông luôn được xem là bước đầu tiên cần được thực hiện để doanh nghiệp có thể nắm rõ thước ngắm của mình. Nếu không có một mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ không thể xác định hướng đi cụ thể. Để làm được điều này, doanh nghiệp trước tiên cần xác định đối tượng khách hàng muốn hướng đến trong chiến dịch truyền thông thương hiệu này.
Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm, yêu cầu và sở thích khác nhau. Doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng của mình để có cơ sở xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu về khách hàng của mình thông qua các yếu tố về nhân khẩu học, sở thích, lối sống, khả năng chi tiêu,…
Xác định mục tiêu muốn đạt được
Sau khi đã có cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp tiếp theo sẽ cần xác định mục tiêu chiến dịch truyền thông thương hiệu là gì. Mục tiêu chính là những gì mà doanh nghiệp muốn đạt được sau cùng khi thực hiện chiến dịch truyền thông.
Chỉ khi xác định được mục tiêu thì doanh nghiệp mới có cơ sở để đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới phải phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định. Hơn nữa, khách hàng cũng phải dựa vào khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng, mức độ gia tăng doanh số,…
Xây dựng thông điệp cốt lõi
Để có thể tạo nên một thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp trong tâm trí người dùng, bạn sẽ phải tìm các yếu tố mà doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Từ một thông điệp ấn tượng, doanh nghiệp có thể tạo nên sự ảnh hưởng, làm thay đổi nhận thức hay hành vi của người dùng.
Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp
Lựa chọn kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp. Tùy vào hình thức truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn là trực tiếp hay gián tiếp, các kênh truyền thông cũng sẽ khác nhau.
Khi đã chọn được kênh truyền thông phù hợp cho mình, doanh nghiệp sẽ biết được cách thức để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để tối ưu chiến dịch truyền thông thương hiệu của mình.
Đo lường hiệu quả chiến dịch
Khi thực hiện chiến dịch truyền thông thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một thước đo để đánh giá hiệu quả của đó. Đo lường chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu mà mình đang có để có thể khắc phục hoặc phát huy một cách tối đa.